Sửa đổi của Namnguyen Thảo_luận:Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam

Sửa đổi của Namnguyen là không chính xác. Năm 1954, Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam. Tham gia hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị khác như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Do đó, không thể dùng từ "độc quyền". --Двина-C75MT 03:53, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Thế à. Thế bạn có biết đó là con đẻ của Đảng không? Nói như bạn thì CHDCND Trung Hoa cũng là nước đa nguyên đa đảng rồi còn gì. Bạn có xem Hệ thống đơn đảng không. Bạn thấy đảng nào đàn áp các đảng khác lên nắm quyền rồi goi là cầm quyền không? Khi nào Đảng bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. --Namnguyenvn-Thảo luận 01:54, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Đồng ý với bác Minh Tâm không nên dùng từ độc quyền. Brum (thảo luận) 10:53, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Đồng ý đơn giản là đồng ý thôi sao? Đâu phải nên hay không nên mà nó có chính xác hay không? Namnguyenvn-Thảo luận 14:28, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Độc quyền không trung lập. Không nên dùng từ này. Brum (thảo luận) 15:21, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Tôi thấy cầm quyền mới không trung lập với những lý do kể trên. Thế nào là không trung lập ? Nếu một đảng không do dân bầu mà được gọi là cầm quyền mới là không trung lập. Một đảng mà mình nó nắm quyền mà không gọi là độc quyền thì gọi là gì? Namnguyenvn-Thảo luận 04:19, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Lúc đó trên danh nghĩa còn có 2 đảng Dân chủ và Xã hội nữa. Brum (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Như bạn nói đó chỉ là danh nghĩa. Hai đảng này đều thuộc Việt Minh. Việt Minh thì do Đảng lãnh đão. Như thế thì không phải mình Đảng nắm quyền lực còn gì. Một đảng độc quyền lập một đảng khác thuộc ông ấy rồi bảo không độc quyền à? Namnguyenvn-Thảo luận 08:14, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Nếu nói theo lập luận của Namnguyenvn thì không cần nói đến Trung Quốc mà ngay ở Hoa Kỳ hiện nay cũng là độc quyền. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tuy phương pháp khác nhau như mục đích hoàn toàn giống nhau, cả hai chỉ thay nhau điều chỉnh chính sách chứ không điều chỉnh đường lối. Các đảng thay nhau cầm quyền ở các nước phương Tây cũng vậy. Sự đối lập này chỉ có ý nghĩa về hình thức pháp lý. Không một đảng nào xa rời quyền lợi của dân tộc mình cả. Và cũng không có đảng nào dám hy sinh quyền lợi của tầng lớp mà mình đại điện cho quyền lợi của dân tộc mình; gặp phải trường hợp đó, họ sẽ nhường quyền lãnh đạo cho đảng đối lập với mình. --Двина-C75MT 08:58, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Đầu tiên, về lập luận của tôi là dựa trên Hệ thống đơn đảng; đảng thắng cử trong bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. "Một đảng độc quyền lập một đảng khác thuộc ông ấy rồi bảo không độc quyền à?"Tôi khẳng định lại lần nữa đấy mới là lập luận của tôi. Còn về Hoa Kỳ thì bạn nên tìm hiểu qua một tý là Hoa Kỳ có rất nhiều đảng phái trong đó 2 đảng bạn nói là 2 đảng lớn nhất. Còn họ nắm quyền thông qua bầu cử thì không ai gọi đó là độc quyền cả.Bạn nói "Không một đảng nào xa rời quyền lợi của dân tộc mình cả. Và cũng không có đảng nào dám hy sinh quyền lợi của tầng lớp mà mình đại điện cho quyền lợi của dân tộc mình; gặp phải trường hợp đó, họ sẽ nhường quyền lãnh đạo cho đảng đối lập với mình" thì tôi không hiểu nó có liên quan gì đến độc quyền hay không ở đây. Bạn nên tập trung vào chủ đề thảo luận.

Namnguyenvn-Thảo luận 09:42, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC

Namnguyenvn nhầm lẫn khái niệm: "Đơn đảng" và "Độc quyền" là hai khái niệm khác nhau.--Двина-C75MT 09:50, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Chắc tôi phải dùng từ đảng độc tài mới đúng chứ gì? Namnguyenvn-Thảo luận 10:41, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTCCàng sai. Đây là hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền. --Двина-C75MT 10:45, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Bạn có thể nói về "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền"? Hay hệ thống này chỉ tồn tại ở những nước độc tài khi một cá nhân hay tổ chức muốn thống trị cả đất nước? Tại sao "Đảng ta" đưọc phép nắm quyền lực mà chẳng ai bẩu.Namnguyenvn-Thảo luận 10:52, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTCCử tri Việt Nam chỉ bầu đại biểu Quốc hội; đại biểu Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiển sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, phê chuẩn danh sách các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, phê chuẩn danh sách các ủy ban của Quốc hội. Cử tri Việt Nam không bầu một đảng nào, các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng không bầu một đảng nào cả. --Двина-C75MT 10:57, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Trên pháp lý không có điều luật nào nói Việt Nam chỉ có đảng cộng sản là hợp pháp. Chỉ có điều 4 nói Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước. Thay vì nói đảng CS độc quyền lãnh đạo thì bạn có thể đưa các bằng chứng pháp lý và thực tế cho thấy điều đó vào bài. Như vậy trung lập hơn. Brum (thảo luận) 11:03, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Bạn không phải trình bày mấy cái này. Tôi quá rõ rồi. "Cử tri Việt Nam không bầu một đảng nào, các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng không bầu một đảng nào cả". Tóm lại là đảng nắm quyền lực chẳng do cử tri bầu lên đúng không? Bạn không đi nói về "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền" mà bạn đưa ra mà bạn đưa ra mấy cái này làm gì. Bạn nên tập trung vào thảo luận. Tránh lan man. Tại sao "đảng ta" lại nắm quyền lực hay chỉ đơn giản là họ thích nắm?

Còn về Brum thì nên đọc hiến pháp 1992 thậm chí 1980 đã nói rõ. Còn trên thức tế thì quá rõ. Bạn có thể tìm hiểu thêm.Namnguyenvn-Thảo luận 11:09, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Brum là người có "thâm niên" hơn bạn về những vấn đề kiểu này trên vi.wiki. Vì thế, Namnguyenvn nên tham khảo ý kiến của Brum. Tôi chỉ căn cứ vào pháp lý, không dựa vào bất kỳ một ý kiến chủ quan nào. Tôi chỉ cần biết đại biểu quốc hội mà tôi bầu là ai. Và tôi sẽ hỏi người đó về việc tại sao những nguyện vọng của tôi khi bầu cho các ông/bà đó chưa được đáp ứng, bất kể họ có phải là đảng viên cộng sản hay không. --Двина-C75MT 11:15, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Bạn muốn nói đảng CS độc quyền lãnh đạo thì phải đưa ra nguồn mạnh khẳng định điều này. Đó là luật chơi của Wiki. Brum (thảo luận) 11:19, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Có "thâm niên" thì là đúng à ? Tất cả đều dựa trên sự thật chứ đâu phải thâm niên. Bạn lại lạc đề. Bạn nên có lập luận phản bác ý kiến của tôi chứ lại lôi Quốc Hội vào đây làm gì? Nếu lập luận bạn xác đáng thì tôi chấp nhận chứ lôi cái thâm niên vào đây làm gì? Tôi nên đọc mấy lập luận của tôi chứ đừng bắt tôi nhắc đi nhắc lại mà bạn không phản bắc lại nói đâu đâu.Theo mình thì không thể nói đảng độc quyền trong giai đoạn này vì việc bầu ra quốc hội và cử ra các đại biểu tranh cử đều phải thông qua đại hội hiệp thương chính trị ,ở các cấp cũng tổ chức đại hội hiệp thương nhằm cử ra các đại biểu tranh cử vào HDND ,không thể nói rằng là Đản CS cử vì ĐCS chỉ là thành viên của hội nghị ,còn về việc Đảng CS có quyền lớn hơn đó là do họ có nhiều đảng viên hơn ,có sức ảnh hưởng lớn hơn ,khả năng đại biểu của họ và cũng lớn hơn . Theo quan điểm của một số cá nhân qua thời kì này cho rằng đảng viên của các đảng khác tuy không đông nhưng được đối xử rất tốt ,nhiều vùng nông thôn ít đảng viên và uy tín của các đảng này không cao ,hiệp thương vẫn tiến hành vận động để nhân dân bầu họ vào HDND.--Lâm (thảo luận) 08:40, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)


Còn Brum, Hiến pháp vẫn chưa mạnh thì cái gì mạnh? Đảng cũng tuyên bố duy nhất lãnh đạo [1]. "Đảng ta là Đảng cầm quyền, là lực lượng chính trị duy nhất giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội".Namnguyenvn-Thảo luận 19:23, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Hiến pháp năm 1980 ghi: là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Hiến pháp 1992 chỉ ghi: là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Người ta bỏ chữ duy nhất rồi. Brum (thảo luận) 17:43, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Tại sao hiến pháp chỉ nói về đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo mà không quy đinh cho phép các đảng khác hoạt động? Như thế rõ ràng họ quy định chỉ có đảng cs là nắm quyền lực. Ai cũng biết là một mình đảng nắm quyền đâu có đảng khác cạnh tranh. Đảng phái khác thành lập là họ cho ngoài vòng pháp luật bắt luôn còn gì. Bạn lại không thèm để ý dẫn chứng sau của tôi đảng là đảng duy nhất cầm quyền còn gì. Cả pháp luật, đảng, de facto đều nói đảng là duy nhất cầm quyền.Namnguyenvn-Thảo luận 03:50, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Hiến pháp 1992 chỉ ghi: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Tất cả chỉ có thế. Namnguyenvn lại nhầm lẫn khái niệm, "lãnh đạo" và "quản lý" là hai phạm trù khác nhau. Đảng lãnh đạo, nhưng "quyền quản lý" thuộc về Nhà nước. Mà trong tổ chức Nhà nước CH XHCN Việt Nam thì không chỉ có duy nhất một thành phần là Đảng Cộng sản.--Двина-C75MT 04:16, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Đầu tiên, bạn nên trả lời những câu hỏi của tôi trước đã. Từ đầu đến giờ tôi thấy bạn nói rất lan man về ngoài chủ đề thảo luận."Hiến pháp 1992 chỉ ghi: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". " Tức là hiến pháp quy định đảng là đảng cầm quyền và cũng không cho đảng khác cạnh tranh tức là đảng một mình nắm quyền. Còn mấy khái niệm kia và những ý kiến từ đầu của bạn luôn trình bày về ngoài vấn đề thảo luận là "đảng ta" có phải là đảng duy nhất cầm quyền hay không. Tôi moang bạn hãy tập trung để thảo luận đi đúng chủ đề, tránh lan man, lạc đề.Namnguyenvn-Thảo luận 01:24, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)Bạn tốt nghiệp chuyên ngành tin học kinh tế nên không hiểu mấy về chính trị. Tôi rất thông cảm điều đó. Vì thế bạn nên tìm đọc thêm về "Nhà nước" và "Chính trị", cần tìm sách khoa học về Nhà nước và pháp luật, về Nhà nước và chính trị chứ không phải sách tuyên truyền để có thể hiểu chính xác về các khái niệm này. Tôi không hề lan man khi bàn về chuyện này. Kể cả cái khóa ở cửa nhà tôi cũng vậy. --Двина-C75MT 10:56, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Tôi nêu lại ý kiến về hệ thống chính trị tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 để Namnguyenvn coi lại:

Sửa đổi của Namnguyen là không chính xác. Năm 1954, Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam. Tham gia hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị khác như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Do đó, không thể dùng từ "độc quyền". --Двина-C75MT 03:53, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

Không thể suy diễn chủ quan theo kiểu như Namnguyenvn được mà phải căn cứ trên tính pháp lý của vấn đề. Và tôi cũng nhắc lại Hệ thống đơn đảng và "độc đảng" là hai vấn đề khác nhau. Vì vậy, tôi đồng ý với Brum về việc lùi lai sửa đổi của Namnguyenvn. --Двина-C75MT 03:49, ngày 18 tháng 7 năm 2013 (UTC)--

"Thế à. Thế bạn có biết đó là con đẻ của Đảng không? Nói như bạn thì CHDCND Trung Hoa cũng là nước đa nguyên đa đảng rồi còn gì. Bạn có xem Hệ thống đơn đảng không. Bạn thấy đảng nào đàn áp các đảng khác lên nắm quyền rồi goi là cầm quyền không? Khi nào Đảng bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. --Namnguyenvn-Thảo luận 01:54, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)--"

Sao bạn lại bắt tôi nhắc lại cái lập luận tôi nhỉ? "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" cái này không hiểu theo tôi trình bày thì hiểu thế nào hay mấy ông rảnh quá cho vào cho vui? Hệ thống đơn đảng, bạn chịu khó đọc một tý." Quốc gia đơn đảng hay hệ thống độc đảng hay hệ thống đơn đảng là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do một đảng chính trị thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên của mình ra tranh cử." Cái ầy đừng bắt tôi nhắc lại nữa vì cái nhắc lại nhiều quá rồi.Điều này nữa, tôi muốn nhắc bạn, đừng tự nghĩ ra "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền"; và đừng nói cái không đúng chủ đề như quốc hội, nhà nước ... cứ nói lan man như thế thì chết; khi tự thấy mình không có lý lẽ lại dùng "thâm niên", đả kích tôi không học về chính trị.Namnguyenvn-Thảo luận 06:48, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Theo mình thì không thể nói đảng độc quyền trong giai đoạn trước 1992 vì việc bầu ra quốc hội và cử ra các đại biểu tranh cử đều phải thông qua đại hội hiệp thương chính trị,ở các cấp cũng tổ chức đại hội hiệp thương nhằm cử ra các đại biểu tranh cử vào HDND,không thể nói rằng là Đản CS cử vì ĐCS chỉ là thành viên của hội nghị,còn về việc Đảng CS có quyền lớn hơn đó là do họ có nhiều đảng viên hơn,có sức ảnh hưởng lớn hơn,khả năng đại biểu của họ và cũng lớn hơn. Theo quan điểm của một số cá nhân qua thời kì này cho rằng đảng viên của các đảng khác tuy không đông nhưng được đối xử rất tốt,nhiều vùng nông thôn ít đảng viên và uy tín của các đảng này không cao,hiệp thương vẫn tiến hành vận động để nhân dân bầu họ vào HDND.--Lâm (thảo luận) 08:40, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Tôi đâu cần Namnguyenvn phải nhắc cái gì ? Hệ thống chính trị đơn đảng là điều không hiếm ở thế giới này. Và trước khi hiểu hệ thống đơn đảng là gì, phải hiểu hệ thống chính trị là gì cái đã. Namnguyenvn hiểu Hệ thống chính trị là gì? Nhà nước là gì? Ngay cả hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam vẫn không chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nhắc lại: "lãnh đạo" là một chuyện còn "quản lý nhà nước" lại là một chuyện khác. Không hiểu những điều này thì đừng cố đem ý kiến cá nhân ra để bày đặt chuyện này, chuyện nọ.--Двина-C75MT 13:04, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Theo tôi hiểu ý kiến kiến của Lâm dựa vào HP 1992, nhưng HP 1980 đã có quy định rồi còn trước đó Đảng đã cầm quyền mà không cần cạnh tranh với ai cả.Xin nhắc lại với Двина là ta đang bàn là đảng cầm quyền hay độc quyền (cầm quyền duy nhất). Ban hết nói về quốc hội, nhà nước chán rồi bây giờ lại trình bày về Hệ thống chính trị. Học thuyết hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền của bạn nên dừng lại.Namnguyenvn-Thảo luận 07:51, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)"Cầm quyền" hay "độc quyền", "đơn đảng" hay "độc đảng" đều có liên quan đến hệ thống chính trị. Cái này phải dựa vào Hiến Pháp và các đạo luật tổ chức nhà nước. Không phải cứ muốn nói thế nào là nói thế ấy được. --Двина-C75MT 09:46, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)--